549 lượt xem

Thuế VAT là gì? Tổng hợp những điều cần biết về thuế VAT

Thuế VAT chính là một trong các loại thuế đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cân bằng ngân sách Nhà nước, xây dựng cũng như phát triển đất nước. Chắc chắn mỗi chúng ta đã không còn quá xa lạ với cái tên này vì nó thường hay xuất hiện ở trên hóa đơn mua hàng. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều người chưa biết thuế VAT là gì? Chúng đóng vai trò cụ thể ra sao? Hãy cùng chúng tôi đi khám phá ngay qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu thuế VAT là gì?

Thuế VAT (Value Addex Tax) hay còn được gọi với cái tên thuế GTGT, thuế giá trị gia tăng. Đây là một loại thuế gián thu, tính trên giá trị tăng thêm của lượng hàng hóa hay dịch vụ nào đó phát sinh từ quá trình sản xuất rồi lưu thông và đến tay khách hàng.

Thuế VAT là gì?

Thuế GTGT có nguồn gốc xuất phát điểm từ Pháp – Quốc gia ban hành luật thuế giá trị gia tăng đầu tiên trên thế giới năm 1954. Cho đến thời điểm hiện tại thì nó đã áp dụng rộng rãi trên toàn bộ mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, gồm khoảng 130 quốc gia. Ngoài ra ở kỳ họp số 11 của Quốc hội của khóa IX nước ta đã ban hành Luật thuế giá trị gia tăng có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1999. Vậy đối tượng nào sẽ phải gánh chịu thuế VAT?

Đối tượng phải chịu thuế VAT là ai? 

Thuế giá trị gia tăng như đã đề cập là thuế gián thu nên đối tượng chính xác phải chịu thuế sẽ là người tiêu dùng. Tại sao lại thế? Cụ thể thuế VAT đã đánh vào từng giai đoạn trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa/sản phẩm. Ngay từ khi chúng mới chỉ là nguyên liệu thô cho đến thành phẩm cuối cùng cho tiêu dùng. Nên thuế VAT còn được gọi với cái tên thuế doanh thu khấu trừ đi thuế đã nộp giai đoạn trước đó.

Người tiến hành nộp thuế VAT đại diện cho các doanh nghiệp và tổ chức cung cấp hàng hóa – dịch vụ sẽ chỉ thay thế đối tượng người tiêu dùng nộp thuế với Nhà nước. Khi bạn mua bán bất kỳ thứ gì thì được tính thêm thuế giá trị gia tăng vào sản phẩm.

Thuế VAT bao nhiêu phần trăm?

Căn cứ theo điều 4, 9 và 10 tại thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định thuế suất VAT áp dụng là 10%. Khi bạn đi mua một cái tủ lạnh, điều hòa hay tivi cũng sẽ nhìn thấy trên hóa đơn bên dưới tổng tiền dòng chữ “Thuế VAT” cộng thêm 10% giá trị sản phẩm. Như vậy nếu bạn mua một chiếc tivi giá 20 triệu thì bạn cần phải cộng thêm 10% phí VAT là 2 triệu. Tổng số tiền phải thanh toán là 22 triệu đồng.

Thuế VAT bao nhiêu phần trăm?

Công thức tính thuế VAT

Dựa vào thông tư số 219/2013/TT-BTC đưa ra hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT thì chính ta sẽ có 02 cách tính là theo phương pháp trực tiếp vào theo phương pháp khấu trừ. Cụ thể cách tính như sau:

Thuế VAT theo phương pháp trực tiếp

Đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế VAT dạng trực tiếp là doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập hay có hoạt động có doanh thu dưới 1 tỷ đồng; cá nhân và tổ chức nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư; tổ chức kinh tế khác không pháp là doanh nghiệp, hợp tác xã đã nộp thuế phương pháp khấu trừ. Công thức tính như sau:

Số thuế VAT phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ (%)

Trong đó tỷ lệ % dùng để tính thuế căn cứ theo từng loại hàng hóa sau:

  • Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ gắn với hàng hóa và xây dựng có bao thầu: 3%
  • Một số hoạt động kinh doanh khác: 2%

Thuế VAT theo phương pháp khấu trừ

Những trường hợp được áp dụng phương pháp khấu trừ để tính thuế VAT là: các cơ sở sản xuất kinh doanh có thực hiện đầy đủ chế độ chứng từ, hóa đơn theo quy định pháp luật; cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm ít nhất là 1 tỷ đồng có thực hiện đầy đủ chế độ kế toán về hóa đơn chứng từ; cơ sở kinh doanh tự nguyện đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Cách tính đơn giản như sau:

Số thuế VAT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó số thuế GTGT đầu ra là tổng số thuế GTGT hàng hóa bán ra được ghi trên hóa đơn theo công thức:

Thuế VAT trên hóa đơn = Giá thuế sản phẩm hàng hóa, dịch vụ bán ra x Thế xuất thuế VAT tương ứng

Còn thuế GTGT được khấu trừ thì lại tính bằng tổng thuế GTGT ghi trên hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh và dịch vụ phải chịu thuế VAT.

Công thức tính thuế VAT

Vai trò của thuế giá trị gia tăng VAT

Từ khi áp dụng thuế giá trị gia tăng vào trong đời sống thì nó đã mang lại rất nhiều điều có ích đối với xã hội đối với mọi người. Sau đây chính là một số vai trò chính phổ biến có thể kể đến, bao gồm:

Giảm sự bất cập thuế chồng thuế

Theo như Luật thuế doanh thu trước kia quy định thì doanh thu phát sinh chính là cơ sở thực hiện thu nộp thuế. Do vậy Nhà nước sẽ căn cứ vào toàn bộ doanh thu phát sinh trong các lần chuyển dịch từ sản xuất, lưu thông đến tiêu thụ để đánh thuế. Trường hợp hàng hóa, sản phẩm phải trải qua nhiều khâu thì thuế cũng tăng thêm. Từ đó dẫn đến hiện tượng thu thuế trùng lặp và ảnh hưởng tiêu cực đến công việc sản xuất, lưu thông.

Khắc phục những tồn đọng đó thì luật thuế GTGT đã ra đời mang lại nhiều ưu điểm vượt trội. Chỉ thu thế với lượng giá trị tăng thêm cho sản phẩm tại khâu sản xuất chứ không thu thêm khi doanh thu phát sinh. Tránh được hiện tượng thuế chồng thuế.

Vai trò trong việc quản lý kinh tế Nhà nước

Cho dù là thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân hay thuế thu nhập doanh nghiệp thì nó đều là những công cụ quan trọng giúp cho bộ máy Nhà nước dễ dàng quản lý hơn. Đặc biệt thuế GTGT đang sở hữu thêm các lợi ích khác như:

  • Tạo ra nguồn thu ổn định cho ngân sách Nhà nước
  • Tổ chức, quản lý thu thuế dễ dàng, thuận tiện hơn
  • Đảm bảo sự thống nhất, rõ ràng và minh bạch
  • Thuế GTGT cho hàng nhập khẩu tăng có sẽ tác dụng đến việc bảo hộ quá trình kinh doanh, sản xuất hàng nội địa.
  • Nâng cao tinh thần tự giác thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng hạn

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về thuế VAT là gì cũng những vai trò mà chúng mang lại đối với cá nhân, doanh nghiệp, quốc gia mà ACB WIN muốn gửi đến bạn đọc. Mong rằng bài viết đã cung cấp kiến thức hữu ích nhất, đáp ứng mọi thắc mắc đang tìm kiếm. Qua đó hiểu hơn về loại thuế này, biết cách vận dụng trong công việc, học tập hiệu quả. Xin trân trọng cảm ơn!