Những người mới lần đầu bước chân vào đầu tư chứng khoán vẫn chưa hiểu rõ hết những thuật ngữ trong thị trường này. Nhiều người vẫn thường đặt ra câu hỏi tc trong chứng khoán là gì? Chức năng của tc trong chứng khoán là gì? Cách tính tc ra sao và để hiểu rõ hơn về các vấn đề này mời các bạn cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây
Contents
TC trong chứng khoán là gì?
TC trong chứng khoán là gì? tc hay còn gọi là Giá Tham chiếu được các nhà đầu tư sử dụng khi muốn tính giới hạn giao dịch trong ngày. Ký hiệu TC trong chứng khoán được tính dựa trên biên độ giao động bởi quy định UBCK.

Tại thông tư 203/2015/TT-BTC quy định tại khoản 5 điều 2 thì “Giá tham chiếu là mức giá do Sở giao dịch Chứng khoán xác định và được dùng làm cơ sở để xác định giá cao nhất (giá trần) và giá thấp nhất (giá sàn) trong ngày giao dịch”
TC trong chứng khoán dùng để làm gì?
tc là Giá Tham chiếu vậy thì chức năng của tc trong chứng khoán là gì? có thể giải thích một cách đơn giản và dễ hiểu như sau: “tham” từ “tham khảo”, “chiếu” từ “đối chiếu” vì vậy mà giá tham chiếu hiển thị cho nhà đầu tư biết được cổ phiếu có mức giá ở phiên giao dịch liền trước là bao nhiêu. TC trong chứng khoán được dùng để:
So sánh xem hiện tại với phiên giao dịch liền trước thì mức giá cổ phiếu tăng hay giảm
- Màu xanh lá sẽ được hiển thị nếu trong phiên giao dịch ngày hôm nay Giá Tham chiếu thấp hơn giá cổ phiếu
- Màu đỏ sẽ được hiển thị nếu trong phiên giao dịch ngày hôm nay Giá Tham chiếu cao hơn giá cổ phiếu
- Màu vàng sẽ được hiển thị nếu trong phiên giao dịch ngày hôm nay Giá Tham chiếu bằng giá cổ phiếu
Xác định được trong ngày giao dịch đó Giá Trần và Giá Sàn của cổ phiếu là bao nhiêu
- Biên độ giao động giá
Tại thông tư 203/2015/TT-BTC quy định tại khoản 4 điều 2 thì: “Biên độ dao động giá là giới hạn dao động giá chứng khoán quy định trong ngày giao dịch được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) so với giá tham chiếu”
Nói một cách dễ hiểu như sau tại Sở giao dịch Chứng khoán sẽ quy định tại một mức % cụ thể nào đó trên các sàn giao dịch. Ví dụ như sàn HÓE có biên độ giao động giá là 7% thì trong 1 phiên giao dịch trên sàn HOSE chỉ được tăng giá cổ phiếu là 7% (+7%), không được vượt quá 7% và khi giảm giá cổ phiếu cũng chỉ tối đa 7%(-7%) với giá tham chiếu
Các sàn giao dịch chứng khoán có biên độ giao động giá cụ thể như sau
Sàn HOSE: 7%
Sàn HNX: 10%
Sàn UPCoM: 15%

- Xác định Giá Trần, Giá Sàn
Khi nhắc đến chức năng của tc trong chứng khoán là gì thì nhất định không thể không kể đến xác định Giá Trần và Giá Sàn của Giá Tham chiếu. Vậy Giá trần và Giá sàn là gì
Giá Trần được xem là giá cổ phiếu cao nhất có thể đạt được trong một ngày giao dịch. Giá trần có màu tím được thể hiện trên Bảng giá tại cột “Trần” và được Sở tính toán
Giá Trần được tính như sau: Giá Trần = Giá Tham chiếu x (1+ Biên độ giao động giá)
Giá Sàn được xem là giá cổ phiếu cao thấp có thể đạt được trong một ngày giao dịch. Giá Sàn có màu xanh dương được thể hiện trên Bảng giá tại cột “Sàn” và được Sở tính toán
Giá Sàn được tính như sau: Giá Sàn = Giá Tham chiếu x (1- Biên độ giao động giá)

Cách tính TC tại các sàn giao dịch chứng khoán
- Tại sàn HOSE và HNX
Tc tại phiên giao dịch hiện tại hôm nay là Giá đóng cửa ngày hôm qua của phiên giao dịch (phiên liền trước). Tại phiên giao dịch ngày mai Giá tham chiếu sẽ được xác định bởi Giá đóng cửa của phiên giao dịch ngày hôm nay. Tại phiên giao dịch ngày kia Giá tham chiếu sẽ được xác định bởi Giá đóng cửa của phiên giao dịch ngày mai
Từ đó có thể suy ra cách tính tc tại sàn HOSE và HNX là Giá đóng cửa tại phiên giao dịch ngày trước đó
- Tại sàn UPCoM
Tại phiên giao dịch hôm nay tc tại sàn UPCoM được xác định bởi giá cổ phiếu trung bình tại phiên giao dịch liền trước. Trên bảng giá tại cột “TB” dùng để hiển thị Giá trung bình cổ phiếu
Vì vậy mà tc trên sàn giao dịch UPCoM vào ngày mai chính là Giá trung bình tại hiên giao dịch hôm nay của cổ phiếu
Giá trung bình của cổ phiếu có thể tính theo công thức sau: (Tổng giá trị giao dịch) / (Tổng khối lượng giao dịch) trong một phiên

Những thông tin mà bài viết trên đây đã chia sẽ hi vọng bạn đã hiểu được tc và chức năng của tc trong chứng khoán là gì từ đó cũng biết được cách tính tc. Đừng quên theo dõi thường xuyên những bài viết tiếp theo tại ABC WIN để cập nhật thêm nhiều điều hữu ích khác nhé.