Bảo hiểm tiền gửi là một hoạt động quan trọng ở trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Đồng thời đây cũng là biện pháp nhằm bảo vệ sự an toàn cho hoạt động ngân hàng cùng hệ thống ngân hàng hiện nay. Do vậy mức phí bảo hiểm tiền gửi hiện nay bao nhiêu, được tính dựa theo công thức nào và thời hạn nộp phí bao lâu là mối quan tâm của nhiều người. Tất cả sẽ được acb-win giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Phí bảo hiểm tiền gửi là gì?
Bảo hiểm tiền gửi thực chất là một sự đảm bảo hoàn trả tiền cho người được bảo hiểm tiền gửi ở trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi mà tổ chức tham gia gửi tiền tiết kiệm đang lâm vào tình trạng bị mất khả năng chi trả tiền gửi cho khách hàng gửi tiền hoặc bị phá sản.
Theo đó người được bảo hiểm có thể là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm ở tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Còn tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tín dụng, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập, hoạt động dựa theo Luật và những tổ chức tín dụng được phép nhận tiền gửi của cá nhân.

Phí bảo hiểm tiền gửi chính là khoản tiền mà các tổ chức tham gia phải nộp lại cho cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) nhằm bảo hiểm tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi tại những tổ chức có tham gia bảo hiểm tiền gửi. Những loại tiền gửi được bảo hiểm gồm:
- Tiền gửi bằng đồng Việt Nam có ở trên tài khoản tiền gửi của khách hàng căn cứ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc mở, sử dụng tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng gồm: gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và tiền gửi vốn chuyên dùng.
- Tiền gửi tiết kiệm đồng Việt Nam theo quy định từ Ngân hàng Nhà nước gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm khác.
- Tiền mua những loại giấy tờ có giá như trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi,… bằng đồng Việt Nam do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.
Công thức tính phí bảo hiểm tiền gửi
Căn cứ theo điều 7 của thông tư 24/2014/TT-NHNN thì mức phí bảo hiểm tiền gửi hiện nay vẫn được tính toán dựa theo công thức như sau:
Trong đó:
- P là số phí bảo hiểm tiền gửi cần phải nộp theo quý thu phí
- S0 là số dư tiền gửi đã được bảo hiểm đầu tháng thứ nhất của quý trước liền kề nhất với quý đang thu phí.
- S1, S2, S3 là số tiền dư được gửi bảo hiểm cuối các tháng thứ nhất, thứ 2 và thứ 3 của quý trước liền kề quý thu phí.
- m là mức phí bảo hiểm tiền gửi cần phải nộp
Đối với những trường hợp tham gia bảo hiểm tiền gửi tính cộng nộp phí cho quý đầu tiên tham gia bảo hiểm tiền gửi sẽ áp dụng ngay cách tính phí bảo hiểm tiền gửi như sau:
Trong đó:
- P là số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp quý đầu tiên
- Si là số dư tiền gửi được bảo hiểm tại ngày thứ i (i=1 -> n, s1 là số dư tiền gửi được bảo hiểm cuối ngày đầu tiên nhận tiền gửi còn sn là số dư tiền gửi được bảo hiểm ngày cuối cùng thuộc quý đầu tiên.
- m là mức phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp
Bên cạnh đó tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi sau hợp nhất, sáp nhập sẽ áp dụng công thức tính phí bảo hiểm tiền gửi theo quy định tại khoản 2 điều này. S0 là tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi sáp nhật đầu tháng thứ nhất của quý trước liền kề quý thu phí. S1, S2 và S3 là tổng số dư tiền gửi đã được bảo hiểm của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tham gia sáp nhập cuối tháng thứ nhất, thứ 2 và thứ 3 của quý trước liền kề quý thu phí.
Mức phí bảo hiểm tiền gửi hiện nay
Khi khách hàng gửi tiết kiệm thì ngân hàng sẽ phải có trách nhiệm mua bảo hiểm tiền gửi cho số tiền mà người dân gửi tiết kiệm. Trong trường hợp không may ngân hàng lâm phải tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi hoặc bị phát sản thì đương nhiên công ty bảo hiểm cần hoàn trả tiền cho người dân theo đúng mức đã quy định như sau:

- Trước 12/12/2021 thì theo điều 3 của quyết định số 21/2017/QĐ-TTg thì số tiền bảo hiểm sẽ được chi trả cho tất cả những khoản tiền gửi được bảo hiểm quy định theo Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2010 gồm cả gốc và lãi của một cá nhân nào đó tại ngân hàng bất kỳ tối đa là 75 triệu đồng.
- Từ 12/12/2021 trở đi thì theo điều 3 của quyết định số 32/2021/QĐ-TTg thì số tiền tối đa mà công ty bảo hiểm chi trả cho tất cả khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi 2012 gồm cả gốc và lãi của một người nào đó tại một ngân hàng khi có phát sinh nghĩa vụ trả tiền là 125 triệu đồng.
Đồng thời theo điều số 4 của quyết định 32/2021/QĐ-TTg, với những khoản tiền gửi đã có phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm nhưng mà chưa được chi trả theo quy định tại Luật bảo hiểm tiền gửi 2012 trước 12/12/2021 thì hạn mức trả tiền bảo hiểm cũng được thực hiện theo quy định tại Quyết định 21/2017/QĐ-TTg.
Trên đây là thông tin về công thức tính và mức phí bảo hiểm tiền gửi hiện nay mà ACB WIN muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Mong rằng bài viết đã mang đến những kiến thức hữu ích, đáp ứng đầy đủ mọi thắc mắc đang tìm kiếm. Nếu cần tư vấn thêm thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.