Những người mới tham gia đầu tư chứng khoán thường rất thích giao dịch trên thị trường OTC hơn là giao dịch trên thị trường tài chính tập trung. Vậy giao dịch OTC là gì? Theo dõi ngay bài viết hôm nay để nắm được tất tần tật các kiến thức về giao dịch OTC từ A-Z
Contents
Giao dịch OTC là gì
Giao dịch OTC (Over the Country Market) hoạt động dựa vào sự thỏa thuận giữa người mua và người bán với nhau về số lượng và giá cả. Họ biết nhau, trao đổi với nhau từ các thiết bị internet hay các nền tảng được duy trì bởi các công ty chứng khoán như website, diễn đàn

Thị trường giao dịch OTC không phụ thuộc vào các sàn giao dịch tập trung như HOSE, HNX,…nhưng các hoạt động giao dịch vẫn diễn ra khá nhộn nhịp vì mức lợi nhuận thu được từ thị trường này rất lớn, tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc mức rủi ro mà nhà đầu tư phải gánh chịu cũng cao hơn
Ưu điểm và nhược điểm của giao dịch OTC là gì?
Ưu điểm
- Khác với các sàn giao dịch khác chỉ hoạt động từ thứ 2 cho đến thứ 6, riêng đối với thị trường giao dịch OTC hoạt động cho đến cuối tuần, đây được xem là khoảng thời gian diễn ra các giao dịch OTC nhộn nhịp và sôi nổi nhất
- Cho phép nhà đầu tư mua cổ phiếu chưa được niêm yết trên sàn của các công ty
- Hoạt đông mua bán được tiến hành khá đơn giản và nhanh chóng trên cơ sở tự thõa thuận giữa người mua và người bán với nhau
- Không cần phải đến sàn chứng khoán, trung tâm lưu ký chứng khoán
- Tiền sẽ tự động chuyển vào tài khoản của người bán khi giao dịch thành công

Nhược điểm
- Các giao dịch OTC muôn được thực hiện phải thông qua một bên giao dịch trung gian thứ 3
- Mỗi giao dịch chứng khoán thành công người mua và người bán cần trả phí khá cao cho bên giao dịch trung gian
- Giá ở thị trường OTC sẽ liên tục biến động nếu sức mua và sức bán biến động, số lượng người mua và người bán lúc đông, lúc chẳng có ai
Tại sao nhiều nhà đầu tư vẫn chọn thị trường giao dịch OTC
Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại ở thị trường giao dịch OTC nhưng các hoạt động mua bán ở đây chưa bao giờ ngừng phát triển, điển hình như sàn giao dịch SanOTC.com hiện nay đã có hơn 250.000 nhà đầu tư tham gia hoạt động.
Vậy lý do mà nhiều nhà đầu tư thích hoạt động trên thị trường giao dịch OTC là gì?
- Lợi nhuận
Giá cả không phụ thuộc nhiều vào thị trường mà hoàn toàn dựa trên sự tự thỏa thuận giữa người mua và người bán vì thế mà nhà đầu tư có thể đưa ra mức giá mong muốn, kỳ vọng

Đặc biệt lợi nhuận thu được từ cổ phiếu các ngân hàng khá cao. Tại ngân hàng VPbank mức giá cổ phiếu lên sàn là 15.000 VND/cổ phiếu nhưng ở thị trường giao dịch OTC có mức giá là 70.000VND/cổ phiếu
- Cơ hội lựa chọn rất nhiều
Danh mục sản phẩm đầu tư đa dạng có nhiều loại tài sản để giao dịch
- Sự phát triển của tiền kỹ thuật số
Danh mục đầu tư tăng lên do sự ra đời của nhiều sản phẩm hỗ trợ cho thị trường Crypto
- Được phép sử dụng đòn bẩy
Một trong những ưu điểm mổ bật của CFD chính là đòn bẩy, đây là phương pháp giúp nhiều nhà đầu tư có thể đặt cược nhiều hơn số tiền hiện tại của mình
- Tính bảo mật cao
Nhiều sàn giao dịch OTC đã và đang đặt vấn đề đầu tư bảo mật lên hàng đầu
Hướng dẫn giao dịch trên sàn OTC
các để tiến hành giao dịch OTC là gì? Có 2 cách chính sau đây:
- Cách 1: Nhà môi giới liên doanh: một công ty sẽ là bên trung gian có nhiệm vụ kết nối người mua và người bán lại với nhau. Bên mua và bên bán sẽ chi trả một khoản phí cho nhà môi giới liên đại lý
- Cách 2: Công ty thương mại OTC ủy nhiệm: Một công ty trực tiếp hoạt động như đối tác và chịu mọi rủi ro từ giao dịch, phí mà bên mua và bên bán sẽ chi trả giống như nhà môi giới liên doanh hoặc có thể nhiều hơn, mức phí chi trả dựa vào như cầu thị trường và mức độ quản lý rủi ro
>> Video hướng dẫn giao dịch OTC an toàn
Một số sai lầm cần chú ý khi tiến hành phương thức giao dịch OTC
- Liên hệ quá nhiều nhà môi giới
Việc khảo sát giá từ nhiều nhà môi giới khác nhau đôi lúc họ sẽ chống lại bạn bằng các thông tin bạn đã cung cấp. Bạn chỉ nên khảo sát từ 1-2 công ty môi giới và chỉ khi bạn thực sự sãn sang cho việc giao dịch

- Quá dễ đoán
Nếu một nhà môi giới đã đưa ra một tỷ lệ tốt thì bạn hãy đưa ra yêu cầu khóa ngay tỷ lệ đó để tiến hành luôn giao dịch
- Mua hoặc bán tất cả số tiền
Trong một giao dịch OTC bạn không nên mua hoặc bán tất cả tiền mã hóa mà nên chia nhỏ nó ra thành nhiều giao dịch khác nhau. 10 BTC cho mỗi giao dịch là hợp lý
- Thị trường giao dịch OTC chậm
Trước khi đặt giao dịch OTC bạn cần lưu ý mực độ hoạt động của thị trường này có nhanh hay không để tránh nhận về một tỷ lệ không có lợi
- Thị trường giao dịch OTC liên tục biến động
Trước khi thực hiện giao dịch OTC bạn hãy chờ cho giá thật ổn định nếu không bạn sẽ chịu mức phí bảo hiểm rủi ro khá cao từ các nhà giao dịch OTC

Hi vọng qua bài viết của ACB WIN giao dịch OTC là gì và các kiên thức liên quan đến giao dịch OTC sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn trước khi bước vào các giao dịch