Những năm gần đây giao dịch M&A đang trở nên phổ biến và được đánh giá là đầy tiềm năng. Các thương vụ giao dịch M&A có quy mô, giá trị rất lớn và chưa có dấu hiệu giảm giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vậy giao dịch M&A là gì? Lợi ích và hình thức của giao dịch M&A là gì? Cùng chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây nhé
Contents
Giao dịch M&A là gì?
M là viết tắt từ Mergers (sáp nhập) và A là viết tắt từ Acquisitions (mua lại). M&A là hoạt động sáp nhập hay mua lại từ 2 cho đến nhiều doanh nghiệp, dựa vào hoạt đồng này các nhà đầu tư có thể giành được quyền kiểm soát doanh nghiệp từ đó có quyền được sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
Cấu trúc giao dịch M&A bao gồm: Mua, bán; Hợp nhất; Sáp nhập; Chia, tách doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các hình thức đơn giản hơn gồm: Nhận chuyển nhượng dự án, tài sản; chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng…

Sáp nhập và mua bán trong giao dịch M&A là gì?
- Sáp nhập là hoạt động kết nối các doanh nghiệp có quy mô giống nhau để tạo thành một doanh nghiệp mới. Toàn bộ tài sản quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của công ty bị sáp nhập sẽ được chuyển lại cho công ty nhận sáp nhập, công ty bị sáp nhập từ đó cùng dừng hoạt động và trở thành công ty mới
- Mua lại: hình thức liên kết này được diễn ra khi các doanh nghiệp nhỏ và yếu sẽ được các doanh nghiệp lớn hơn mua lại. Tuy nhiên các doanh nghiệp cũ vẫn được giữ tư cách pháp nhân và thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp mua lại một cách hợp pháp
Lợi ích của giao dịch M&A là gì
Giao dịch M&A tạo ra các giá trị cộng hưởng nhờ vào chi phí được cắt giảm, thị phần được mở rộng, doanh thu cao từ đó mở ra nhiều cơ hội mới cho việc tăng trưởng. Giá trị cộng hưởng có được từ các giao dịch M&A sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, nâng cao giá trị của các doanh nghiệp

- Nâng cao quy mô doanh nghiệp
Hoạt động sáp nhập và mua bán doanh nghiệp tạo cơ hội để các doanh nghiệp thâm nhập sâu vào thị trường mới, tạo ra dây chuyền sản xuất mới, giúp phạm vi phân phối, chi nhánh, phòng giao dịch, các dự án được mở rộng. Thị phần các doanh nghiệp được tăng cao nhờ vào quy mô doanh nghiệp tăng làm cho hàng hóa được đẩy mạnh ra thị trường
- Cắt giảm chi phí nguồn nhân lực
Thực tế khi 2 hoặc nhiều doanh nghiệp sáp nhập lại với nhau các nhu cầu về các công việc gián tiếp nói riêng và nhu cầu việc làm nói chung sẽ giảm đi rất nhiều. Nhân cơ hội này các doanh nghiệp thực hiện giao dịch M&A sẽ loại bỏ đi những vị trí làm việc không đạt hiệu quả để thay vào đó là những lao động mới có kỹ năng tốt hơn và nhiều kinh nghiệm hơn
- Nguồn lực tài chính được cải thiện, nâng cao
Giao dịch M&A sau khi được hoàn tất nguồn vốn sử dụng của các doanh nghiệp sẽ tăng lên từ đó cũng làm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn, chia sẻ rủi ro, tăng cường tính minh bạch trong tài chính
- Trình độ công nghệ kỹ thuật được nâng cao
Thông qua quy trình thực hiện một giao dịch M&A thì các doanh nghiệp có thể dựa vào công nghệ-kỹ thuật lẫn nhau làm tăng lợi thế trong cạnh tranh. Bên cạnh đó, nguồn vốn dồi dào sau giao dịch M&A cũng được sử dụng và việc trang bị cho việc kinh doanh các thiết bị công nghệ hiện đại
Hình thức giao dịch M&A
Có 3 hình thức giao dịch M&A phổ biến hiện nay
Giao dịch M&A theo chiều ngang
Horizontal là hoạt động sáp nhập, mua bán các doanh nghiệp cùng kinh doanh chung các sản phẩm và dịch vụ, nói dễ hiểu là cùng ngành và cùng thời điểm sản xuất. Các doanh nghiệp này là các đối thủ cạnh tranh với nhau trong thị trường

Giao dịch M&A theo chiều dọc
Vertical là hoạt động kết hợp hai công ty cùng kinh doanh một dịch vụ có chuỗi giá trị sản xuất tương tự nhau nhưng khác nhau về các hoạt động trong giai đoạn sản xuất
Giao dịch M&A kết hợp
Conglomerate là hoạt động sáp nhập, mua bán với mục đích tạo ra các tập đoàn. Các tập đoàn được sáp nhập dựa vào các công ty không kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ giống nhau nhưng cùng phục vụ cho một khách hàng trong một ngành cụ thể. Sản phẩm của họ ngoài thị trường có thể bổ sung, kết hợp với nhau nhưng về mặt kỹ thuật của sản phẩm thì hoàn toàn khác nhau

Hi vọng qua các thông tin về giao dịch M&A là gì? Lợi ích và hình thức của giao dịch M&A được ACB WIN nêu ở bài viết trên sẽ là những kiến thức hữu ích đến các nhà đầu tư. Nhìn chung giao dịch M&A là một quá trình kéo dài bao gồm các giai đoạn thực hiện khá phức tạp