395 lượt xem

Chỉ số GRDP là gì? Tìm hiểu phương pháp tính GRDP

GRDP là tổng sản phẩm trên địa bàn, phản ánh các giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn khu vực. Chỉ số GRDP là một trong những chỉ tiêu kinh tế học xuất hiện trong báo cáo chính trị lần thứ X nhiệm kỳ 2015-2020. Vậy thì chỉ số GRDP là gì? Và cách tính như thế nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Chỉ số GRDP là gì?

Tổng sản phẩm địa bàn (Gross Regional Domestic Product, viết tắt là GRDP) là một chỉ số đo lường quy mô nền kinh tế khu vực. Chỉ tiêu này phản ánh giá trị mới tăng thêm của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tạo ra trong khu vực địa bàn tỉnh, thành phố hoặc là thường trú, kéo dài trong khoảng 6 tháng đến 1 năm. Ở Việt Nam, GRDP là một chỉ số kinh tế tổng hợp.

GRDP là tổng sản phẩm địa bàn

GRDP được hiểu là kết quả cuối cùng của đơn vị sản xuất trong địa bàn tỉnh, thành phố. GRDP phản ánh mối quan hệ giữa khâu sản xuất, phân phối và sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của địa phương đó. Nó bao gồm 3 lĩnh vực chính với phân ngành cụ thể:

  • Nông nghiệp – lâm nghiệp – ngư nghiệp
  • Công nghiệp: Sản xuất, khai thác, điện, xây dựng, nước
  • Dịch vụ: Thương mại, giao thông vận tải, truyền thông, lưu trữ, tài chính, quyền sở hữu tài sản của chính phủ hoặc tư nhân, bất động sản.

GRDP đầu người là gì?

Chỉ số GRDP bình quân đầu người được tính là tổng giá trị sản phẩm tính cho mỗi người trên địa bàn tỉnh, thành phố, khu vực. Chỉ số GRDP bình quân tính theo đầu người là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp rất quan trọng để có thể đánh giá được kết quả sản xuất bình quân tính theo đầu người mỗi năm.

Các chỉ số GRDP bình quân đầu người được căn cứ để xác định, đưa ra các thang mức độ so sánh, đánh giá thu nhập, tổng sản phẩm của nhiều khu vực, địa bàn khác trong cả nước. Nhờ đó, có thể xác định được địa bàn, tỉnh, thành phố, khu vực nào sản xuất được nhiều sản phẩm hàng hóa, dịch vụ hơn.

GRDP bình quân đầu người giúp đánh giá kết quả sản xuất bình quân theo đầu người từng khu vực

Cách tính chỉ số GRDP

Có 3 cách tính GRDP:

Tính GRDP theo phương pháp sản xuất

Tổng sản phẩm trên địa bàn bằng tổng giá trị tăng thêm của tất cả ngành nghề, dịch vụ cộng thuế của sản phẩm và trừ đi trợ cấp của sản phẩm. GRDP là giá trị sản xuất không tính chi phí trung gian. Công thức:

GRDP = VA + T – S

Trong đó:

  • VA: Tổng giá trị tăng thêm của tất cả ngành nghề, dịch vụ
  • T: Thuế nhập khẩu sản phẩm vào địa phương
  • S: Trợ cấp của địa phương cho sản phẩm đó.

Tính GRDP theo phương pháp thu nhập

Phương pháp tính GRDP này dựa theo thu nhập từng cá nhân hoặc gia đình có hộ khẩu sinh sống và làm việc ở địa phương đó. Công thức:

GRDP = I + T + A + S

Có thể tính GRDP bằng phương pháp thu nhập

Trong đó:

  • I: Thuế sản xuất (không bao gồm trợ cấp sản xuất)
  • T: Thu nhập của người lao động từ hoạt động sản xuất (có thể tính bằng hiện vật)
  • A: Khấu hao tài sản
  • S: Thu nhập hỗn hợp hoặc thặng dư.

Tính GRDP theo phương pháp sử dụng

GRDP là tổng cầu của nền kinh tế khu vực tỉnh, thành phố bao gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình/ địa phương , tích lũy tài sản và chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Công thức:

GRDP = C + I + G + X – M

Trong đó:

  • C: Chi tiêu hộ gia đình
  • I: Đầu tư tư nhân hoặc tích lũy tài sản
  • G: Tổng chi tiêu của chính phủ và nhà nước
  • X – M: Hiệu số giữa xuất khẩu ròng và tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu.

Ưu điểm của chỉ số tổng sản phẩm địa bàn GRDP

Các chỉ số tổng sản phẩm địa bàn GRDP được đưa ra trong một khoảng thời gian nhất định để đánh giá tổng quan các hoạt động kinh tế. Việc áp dụng chỉ số GRDP có các ưu điểm sau:

  • Độ chính xác cao, ít bị trùng lặp, sai sót vì được tính trong phạm vị nhỏ
  • Thể hiện chỉ số sát thực hơn về tốc độ tăng trưởng chung và riêng của từng lĩnh vực trên địa bàn
  • Đáp ứng, phù hợp với các quy định thống kê tài khoản quốc gia và quy định chung của Liên Hiệp Quốc
  • Khắc phục vấn đề số liệu bị chênh lệch một cách hiệu quả giữa địa phương và trung ương do việc tính toán và công bố do cùng một cơ quan đầu mối thực hiện.
Tính theo chỉ số GRDP  có độ chính xác cao hơn

Phân biệt GDP và GRDP

  • GDP là tổng sản phẩm quốc nội hay tổng chỉ số sản phẩm trong nước. Là giá trị thị trường áp dụng cho tất cả các loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong khoảng thời gian nhất định, trong phạm vi một lãnh thổ xác định.
  • GDP là tổng sản phẩm tính cho một quốc gia, còn GRDP là tổng sản phẩm được tính cho một khu vực tỉnh, thành phố. Phạm vi tính của GRDP nhỏ hơn phạm vi của GDP.
Cần phân biệt được đâu là chỉ số GDP đâu là chỉ số GRDP

Qua các thông tin được ACB WIN cung cấp trong bài viết trên, các bạn chắc đã trả lời được câu hỏi GRDP là gì? và biết cách tính chỉ số GRDP rồi. Với những ưu điểm khi sử dụng thì đây là một phương pháp hiệu quả để xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế của từng khu vực hiện nay. Hy vọng những kiến thức trên giúp bạn bổ sung thêm tri thức cho bản thân mình.