Nếu đang có một lượng tiền nhàn rỗi, không biết đầu tư vào cái gì thì nhiều người lựa chọn gửi tiết kiệm vào ngân hàng vì vừa có lãi lại vừa an toàn. Trong đó bảo hiểm tiền gửi hiện nay nắm giữ một vị trí và vai trò quan trọng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Đồng thời đây cũng là biện pháp đảm bảo sự an toàn cho hoạt động ngân hàng và trong cả hệ thống ngân hàng. Vậy bảo hiểm tiền gửi khi ngân hàng phá sản là bao nhiêu, liệu người gửi có được trả lại toàn bộ tiền gửi hay không? Hãy cùng đi tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Bảo hiểm tiền gửi là gì?
Bảo hiểm tiền gửi đang là loại hình bảo hiểm đối với các hoạt động của ngân hàng được ra đời và thực hiện từ rất sớm ở nhiều nước khác nhau. Ví dụ như ở Mỹ thì bảo hiểm tiền gửi đã xuất hiện năm 1934 rồi. Thực tế cho thấy từ khi có bảo hiểm tiền gửi, hoạt động có hiệu quả thì lượng ngân hàng bị tuyên bố phá sản đã giảm đi một cách rõ rệt.
Nguyên nhân do nhờ có bảo hiểm tiền gửi thì đã ngăn chặn được sự đổ vỡ mang tính dây chuyền ở trong hệ thống ngân hàng, góp phần duy trì sự ổn định, phát triển và an toàn cho các tổ chức tín dụng. Cũng nhờ bảo hiểm tiền gửi khi ngân hàng phá sản mà quyền cũng như lợi ích hợp pháp của người gửi tiền luôn đảm bảo, các tổ chức tín dụng tạo dựng được nhiều niềm tin cho người gửi và người dân cũng tích cực gửi tiền vào các tổ chức tín dụng hơn.

Qua đó các tổ chức tín dụng huy động nhiều lượng vốn nhàn rỗi hơn ở trong xã hội để cho vay, làm dịch vụ ngân hàng. Hơn nữa hoạt động hiệu quả của các tổ chức tín dụng cũng tăng lên rõ rệt, xã hội ổn định và nền kinh tế đất nước phát triển.
Riêng nước ta thì bảo hiểm tiền gửi đã bắt đầu áp dụng từ năm 1994 theo quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính số 101/QĐ/BTC ngày 01/02/1994 về ban hành quy tắc bảo hiểm trách nhiệm của quỹ tín dụng nhân dân với các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn.
Xét về bản chất thì bảo hiểm tiền gửi khi ngân hàng phá sản chỉ là loại hình bảo hiểm phi thương mại và không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật kinh doanh bảo hiểm mà được điều chỉnh bằng quy chế pháp lý riêng. Tính thương mại thể hiện ở chỗ bên bảo hiểm là tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận mà nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người gửi tiền, đảm bảo phát triển an toàn và lành mạnh nhất.
Đồng thời nó chỉ là một trong những nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm do các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện dựa trên nguyên tắc tự nguyện mà thôi. Phạm vi bảo hiểm tiền gửi còn rất hạn hẹp, đối tượng tham gia chỉ là những quý tín dụng nhân dân, tiền gửi bảo hiểm với những khoản tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam.
Ngân hàng phá sản, người gửi có lấy được tiền không?
Vì bản chất ngân hàng được phép phá sản nên nhằm giảm thiểu được tối đa những rủi ro cho người gửi thì theo luật bảo hiểm tiền gửi 2010 đã yêu cầu ngân hàng phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, ngoại trừ ngân hàng chính sách. Theo đó nếu ngân hàng phá sản thì người gửi sẽ không lấy lại được tiền mà thay vào đó sẽ nhận được số tiền bảo hiểm theo quy định. Gọi là bảo hiểm tiền gửi khi ngân hàng phá sản.
Cái thiệt ở đây chính là nếu như bạn có gửi ngân hàng 1 tỷ đồng hay vài chục tỷ đồng thì bảo hiểm tiền gửi cũng chỉ có thể chi trả được cho bạn mức tối đa đúng theo quy định thôi. Tất nhiên họ sẽ không chỉ trông chờ vào bảo hiểm tiền gửi mà còn trông chờ cả vào phần tiền thu được từ hoạt động thanh lý tài sản ngân hàng nữa.
Tuy nhiên số tiền này cũng chỉ trả dựa theo thứ tự ưu tiên. Đầu tiên phải là cơ quan thuế, sau đó người gửi tiền, thứ ba là tổ chức tín dụng liên ngân hàng, thứ tư là người sở hữu trái phiếu ngân hàng, thứ năm là nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ và cuối cùng mới chính là cổ đông ngân hàng.

Bảo hiểm tiền gửi khi ngân hàng phá sản là bao nhiêu?
Trước đây khi mua gói bảo hiểm tiền gửi, nếu ngân hàng phá sản thì người gửi tiền sẽ được chi trả khoản tiền ở trong hạn mức cho phép. Hạn mức này là 75 triệu đồng, nghĩa là ngân hàng phá sản thì người gửi được chi trả tối đa là 75 triệu đồng.
Nhưng trong thời gian gần đây thì thủ tướng chính phủ đã ban hành ra quyết định 32/2021/QĐ-TTg có liên quan đến hạn mức trả tiền bảo hiểm mới. Cụ thể theo như quyết định này thì số tiền tối đa mà bảo hiểm chi trả cho tất cả những khoản tiền gửi được bảo hiểm gồm cả gốc và lãi của một người tại ngân hàng có phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm chính là 125 triệu đồng. Có hiệu lực từ ngày 12/12/2021.

Như vậy thì từ ngày 12/12/2021 trở đi, nếu như bạn gửi tiền mà không may ngân hàng gặp phá sản thì bảo hiểm sẽ chi trả tối đa là 125 triệu đồng.
Trên đây là một số thông tin về bảo hiểm tiền gửi khi ngân hàng phá sản mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Hy vọng bài viết đã đáp ứng được đầy đủ lượng thông tin cần thiết nhất, đáp ứng đầy đủ mọi thắc mắc đang tìm kiếm. Qua đó đưa ra được cho mình lựa chọn phù hợp nhất. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp thì hãy liên hệ ngay với acb-win nhé!